Lịch sử, xã hội và văn hóa Vắc-xin_phòng_bệnh_sởi

Thomas C. Peebles làm việc với John Franklin Enders, như là một đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi đồng Boston. Enders được biết đến như là "Cha đẻ của vắc-xin hiện đại", và Enders đã là 1 trong 3 người đoạt được giải thưởng Nobel về Y khoa năm 1954 nhờ nghiên cứu về việc nuôi cấy virus bại liệt dẫn đến sự phát triển của vắc-xin ngừa bệnh này. Chuyển sang nghiên cứu bệnh sởi, Enders gửi Peebles đến trường Fay ở Massachusetts, nơi dịch bệnh đang lan rộng ra và Peebles đã có thể biệt lập virus này từ một số mẫu máu và tăm bông họng mà ông ta đã lấy từ các học sinh. Ngay cả sau khi Enders đưa ông ta ra khỏi nhóm nghiên cứu, Peebles vẫn có thể nuôi cấy virus và chứng minh rằng căn bệnh này có thể truyền sang những con khỉ được tiêm bằng vật liệu mà anh ta thu thập được.[3] Enders sau đó sử dụng virus được nuôi cấy để phát triển vắc-xin sởi vào năm 1963 dựa trên vật liệu được phân lập bởi Peebles.[4]

Tính đến năm 2013, trên toàn cầu có khoảng 85% trẻ được tiêm chủng vắc xin sởi.[5] Vào năm 2008, có ít nhất 192 quốc gia cung cấp hai liều tiêm chủng.[1] Vắc xin được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 1963.[2] Vắc xin kết hợp sởi-quai bị-rubella (MMR) có mặt trên thị trường lần đầu vào năm 1971.[6] Vắc xin đậu mùa được thêm vào vắc xin ba trong một này vào năm 2005 gọi là vắc xin MMRV.[7] Vắc xin phòng bệnh sởi nằm trong Danh sách các thuốc thiết yếu của WHO, thuốc quan trọng nhất cần có trong hệ thống y tế cơ sở.[8] Vắc xin này không quá đắt.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vắc-xin_phòng_bệnh_sởi http://www.chemspider.com/Chemical-Structure.NA.ht... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19714924 http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/93142/1/E... http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs286/en... http://www.who.int/wer/2009/wer8435.pdf http://www.whocc.no/atc_ddd_index/?code=J07BD01 http://www.immunize.org/timeline/ https://books.google.ca/books?id=nVppAgAAQBAJ&pg=P... https://books.google.ca/books?id=w0C7L9o3m-MC&pg=P... https://www.nytimes.com/2010/08/05/health/05peeble...